Đầu tư theo dự án - một phương thức "bỏ vốn" kinh doanh được coi là an toàn và hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, phương thức đầu tư này có thực sự mang lại hiệu quả và bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư hay không, lại phụ thuộc vào chính khả năng hiểu biết và đánh giá của các nhà đầu tư đối với các dự án mà nhà đầu tư dự định tài trợ.
Đầu tư theo dự án - một phương thức "bỏ vốn" kinh doanh được coi là an toàn và hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, phương thức đầu tư này có thực sự mang lại hiệu quả và bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư hay không, lại phụ thuộc vào chính khả năng hiểu biết và đánh giá của các nhà đầu tư đối với các dự án mà nhà đầu tư dự định tài trợ.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi.
IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Dự án được đánh giá đạt hiệu quả tài chính khi IRR >r (chi phí sử dụng vốn của dự án) và ngược lại, dự án sẽ không đạt hiệu quả tài chính khi IRR < r.
IRR còn cho biết mức lãi suất vay cao nhất có thể chấp nhận được trong trường hợp dự án vay vốn để đầu tư cũng như nó phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án đầu tư.
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, còn có thể thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, sản lượng và doanh thu hoà vốn, tỷ số B/C.
Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án phản ánh quy mô lãi của cả đời dự án tính tại thời điểm hiện tại (đầu thời kỳ phân tích) hay tại thời điểm tương lai (cuối thời kỳ phân tích).
Thu nhập thuần của dự án là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án sau khi đã được đã được đưa về cùng một thời điểm (hiện tại hoặc tương lai).
Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển mang tính chất lâu dài, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do đó để đánh giá được chính xác cũng như độ an toàn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư cần tiến hành thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư thông qua: Phân tích độ nhạy, Phân tích mô phỏng
Cam kết tín dụng nguồn vốn khi tham gia vào dự án đầu tư
Trang bị cho người học lý thuyết và kỹ năng thực hành thẩm định dự án, ứng dụng trong phân tích các tình huống cụ thể, làm cơ sở để doanh nghiệp có thể quyết định đầu tư và ngân hàng có thể cho vay.
Địa điểm học: Cơ sở B của UEH – Số 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
CHI PHÍ ĐÀO TẠO & CHỨNG CHỈ TỐT NGHIỆP
Chi phí đào tạo trọn gói: 4 triệu đồng/học viên
(Chi phí trên bao gồm chi phí tài liệu học tập, nước uống, văn phòng phẩm, thi cuối khóa, cấp chứng chỉ).
Chứng chỉ tốt nghiệp: Sau khi kết thúc khóa học, những học viên đạt yêu cầu sẽ được nhận Chứng chỉ tốt nghiệp do Viện Phát triển Nguồn nhân lực và Kinh doanh thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cấp có giá trị toàn quốc.
Thẩm định Tài chính Dự án Đầu tư là môn học thuộc kiến thức chuyên ngành tài chính, phù hợp với lịch trình đào tạo năm thứ ba hoặc thứ tư thuộc chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng.
Giáo trình Thẩm định Tài chính Dự án Đầu tư được viết cô đọng, súc tích, minh họa bằng những ví dụ cụ thể giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung và kiểm chứng những nguyên lý thẩm định dự án trong từng trường hợp cụ thể. Cách tiếp cận của Giáo trình là hệ thống hóa kiến thức, đi từ nguyên lý cơ bản đến tổng hợp, chuyên sâu và khái quát hóa. Các ví dụ minh họa đưa ra trong Giáo trình được đơn giản hóa để người đọc dễ tiếp cận nhưng cũng có thể giúp người đọc tự khái quát hóa và ứng dụng ở những tình huống phức tạp hơn bằng những nghiên cứu điển hình (case study) trong thực tế.
Giáo trình Thẩm định Tài chính Dự án Đầu tư phù hợp với sinh viên của các trường cao đẳng, đại học thuộc khối kinh tế đã có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Giáo trình cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên ở cấp học cao hơn, đồng thời được sử dụng như một cuốn cẩm nang cho các nhà quản lý tài chính.
Giáo trình thiết kế 6 chương, được biên soạn bởi tập thể giảng viên Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, TS. Trịnh Thị Phan Lan (Chủ biên)
Nhà xuất bản: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Phòng Tạp chí - Xuất bản, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Số 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Fanpage: https://www.facebook.com/UEBresearch
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư. Thẩm định tài chính là nội dung tiếp theo trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung thẩm định trước. Chính vì vậy, tính chính xác trong Thẩm định các nội dung trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua:
Với mục đích trên, thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án đầu tư. Các kết luận chính xác từ nội dung thẩm định tài chính dự án là cơ sở để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, các định chế tài tài chính ra quyết định tài trợ vốn cho dự án.
Chi phí sản xuất (dịch vụ) của dự án được thẩm định dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án để kiểm tra các khoản mục chi phí sau:
o Định kỳ thanh toán (thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, thời gian của 1 kỳ thanh toán).
o Cách thức trả nợ (trả đều, trả không đều).
Dòng tiền được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được hiểu là dòng tiền sau thuế. Dòng tiền của dự án có vai trò quan trọng trong đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Chính vì vậy, thẩm định dòng tiền được xem là một nội dung quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Dòng tiền sau thuế (trên quan điểm tổng vốn đầu tư) được thẩm định dựa trên phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp gián tiếp.
Theo phương pháp trực tiếp, dòng tiền được xác định là mức chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí phát sinh trong từng năm hoạt động của dự án.
Các khoản thu của được thể hiện: doanh thu trong từng năm hoạt động của dự án và các khoản thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động).
Các khoản chi phí của dự án được thể hiện: Chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án (vốn cố định và vốn lưu động), giá trị đầu tư bổ sung tài sản (nếu có), chi phí hàng năm (không bao gồm khấu hao và lãi vay).
Khi thẩm định dòng tiền của dự án cần chú ý: doanh thu và chi phí của dự án không tính đến thuế giá trị gia tăng.
Dòng tiền sau thuế cũng có thể tính theo phương pháp gián tiếp. Tuỳ theo mục tiêu cần phân tích, dòng tiền của dự án còn có thể xem xét trên quan điểm vốn chủ sở hữu.