Quy Định Về Tờ Khai Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ

Quy Định Về Tờ Khai Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí bởi việc xuất nhập khẩu diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam và không phải làm thủ tục xuất nhập khẩu xuyên biên giới từ nước này sang nước khác. Cùng indochinapost.vn tìm hiểu quy trình mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ trong bài viết dưới đây nhé!

Xuất nhập khẩu tại chỗ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí bởi việc xuất nhập khẩu diễn ra ngay trên lãnh thổ Việt Nam và không phải làm thủ tục xuất nhập khẩu xuyên biên giới từ nước này sang nước khác. Cùng indochinapost.vn tìm hiểu quy trình mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ trong bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục hải quan khi xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanh nghiệp lựa chọn, trừ các trường hợp sau:

– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công có sản phẩm xuất khẩu tại chỗ;

– Sản phẩm (trừ sản phẩm gia công) nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu

– Sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, nếu hợp đồng gia công và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản hàng xuất khẩu do cùng một Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan này; trường hợp 02 hợp đồng do 02 Chi cục Hải quan quản lý thì thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Xem thêm: So sánh chi tiết giữa Logistics và Forwarders

Các mặt hàng hóa được mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Dưới đây là một số mặt hàng có thể thực hiện thủ tục xuất nhập hàng tại chỗ, quy định theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Điều 86:

+ Các loại thiết bị, máy móc thuê hoặc mượn, sản phẩm gia công, các loại vật tư nguyên liệu dư thừa, phế phẩm hay phế liệu thuộc hợp đồng gia công. (Quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP)

+ Hàng hóa thực hiện giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.

+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Lưu ý đối với thủ tục Hải quan khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

– Tờ khai Hải quan có giá trị làm thủ tục Hải quan trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

– Không nên khai báo hàng hóa sai với quy định xuất nhập khẩu vì khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hóa không đúng khai báo trong giấy tờ thì sẽ bị kiểm tra, lập biên bản và bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

– Doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật Hải quan, phải giao nhận hàng hóa xuất nhập tại chỗ đúng với thời gian quy định trong hợp đồng mua bán và theo đúng trình tự pháp luật quy định.

– Trong trường hợp mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, hàng tháng doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ phải tổng hợp danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Mẫu khai dựa vào mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm thông tư 38/2015/TT-BTC.

– Với các trường hợp đặc biệt như: Người khai Hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và đối tác giao dịch với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan và đối tác của họ cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan có tần suất xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong một thời hạn nhất định (theo 1 hợp đồng, có cùng người mua hoặc người bán) thì được giao hàng trước, khai Hải quan sau. Tuy nhiên thời hạn khai báo Hải quan là không quá 30 ngày kể từ lúc giao nhận hàng.

Doanh nghiệp khi có ý định xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ cần nghiên cứu thật kỹ về quy trình thủ tục mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ . Có như vậy mới đảm bảo được hàng hóa được xuất nhập khẩu đúng với thời gian dự định của bạn. Để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm!

Với bài viết trước, Aramex đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm cũng như những đặc điểm, phân loại và thực trạng xuất khẩu của nước ta hiện nay. Vậy bên cạnh khái niệm về xuất khẩu, có xuất hiện thêm cụm từ mới xuất khẩu tại chỗ là gì nữa. Các bạn đã có khái niệm hay hiểu biết gì về vấn đề này chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thông thường khi nói đến việc “xuất nhập khẩu” thì người ta nghĩ đến hình thức buôn bán hàng hoá giữa 2 đối tác khác quốc gia và số hàng hoá này sẽ được vận chuyển từ đất nước của đối tác này sang đất nước của đối tác kia. Còn với từ “xuất nhập khẩu tại chỗ” là thế nào?

Xuất khẩu tại chỗ là giao hàng tại chỗ, tức là hàng được giao trên lãnh thổ Việt Nam mà không cần xuất ra nước ngoài. Có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là hàng hoá sau khi được sản xuất thì được giao cho một doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.

Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hồ sơ Hải quan nhập khẩu tại chỗ gồm

+ Tờ khai Hải quan điện tử theo các tiêu chí thông tư quy định tại mẫu 01 phụ lục II ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC. Nếu thực hiện tờ khai giấy thì dựa vào mẫu HQ/2015/NK: 2 bản chính

+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp

+ Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản tương đương cho phép nhập khẩu.

+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính) – nếu có

+ Khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ Chứng từ thể hiện tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập lô hàng đầu tiên

+ Tờ khai trị giá: Thực hiện khai theo mẫu điện tử. Nếu người khai Hải quan khai trên tờ khai giấy thì nộp 2 tờ khai trị giá (Bản chính) tới cơ quan Hải quan.

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – Nếu có

+ Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)

Hồ sơ Hải quan xuất khẩu tại chỗ:

Bộ hồ sơ giống với thủ tục xuất khẩu bình thường, quy định tại Điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC (có sửa đổi bổ sung tại thông tư 39/2018/TT-BTC) bao gồm:

+ Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ (cũng là tờ khai Hải quan điện tử) theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu số 02 phụ lục II ban hành kèm theo thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Nếu hàng hóa nằm trong diện phải khai tờ khai Hải quan giấy (Quy định tại Điều 25 nghị định 59/2015/NĐ-CP, có sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), thì khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chủ hàng phải khai và nộp 02 bản chính theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC)

+ Hóa đơn thương mại hoặc các loại chứng từ tương đương: (01 bản chụp)

+ Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy tờ tương đương cho phép xuất khẩu.

+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính – nếu có

+ Hồ sơ chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa: 01 bản chụp đối với lần đầu làm thủ tục xuất khẩu

+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – nếu có

+ Các giấy tờ khác theo quy định đối hàng xuất khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)