Để tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian, người lao động soạn tin nhắn với cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.
Để tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian, người lao động soạn tin nhắn với cú pháp: BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.
- Mức đóng BHXH của công ty: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Mức đóng của người lao động: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.
- Công ty cổ phần đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định tại thời điểm đóng BHTN.
Xem chi tiết tại công việc: Mức lương tối thiểu theo vùng.
- Công ty cổ phần hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
+ Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
+ Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với Công ty cổ phần bảo đảm điều kiện theo quy định về các trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Công ty cổ phần được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội.
+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
+ Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Theo đó, mức đóng và tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm đối với công ty cổ phần, người lao động làm việc tại công ty cổ phần và người lao động là công dân nước ngoài cụ thể như sau:
Tên loại bảo hiểm & tên quỹ thành phần
Người lao động là công dân nước ngoài
Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(Ghi chú: “0” là: Không có trách nhiệm đóng; “x” là: Không bắt buộc tham gia)
Hiện nay công việc thời vụ được người lao động yêu thích bởi tính linh hoạt về thời gian và giúp họ có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên khi ký hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không khiến nhiều lao động băn khoăn. Trên thực tế việc đóng bảo hiểm sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm
Hợp đồng thời vụ là cách gọi theo tính chất thời gian làm việc mùa vụ của người lao động. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này người lao động cần nắm được thông tin về các loại hợp đồng lao động được giao kết.
Căn cứ theo Điều 20, Bộ luật Lao động 2019 quy định từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo quy định này, có thể hiểu hợp đồng lao động thời vụ là hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng. Hợp đồng thường phát sinh theo mùa vụ hoặc công việc nhất định.
Mức đóng BHYT hiện nay theo quy định là 4,5% tiền lương hàng tháng của người lao động, trong đó:
- Mức đóng của người lao động: 1,5%.
Căn cứ theo quy định tại theo Khoản 4, Điều 42, Quy trình ban hành theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”
Theo quy định này người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ có số ngày làm việc từ 15 ngày trở xuống (số ngày nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương trong tháng) thì không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Bước 1: Truy cập trang web https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx và lựa chọn Tra cứu trực tuyến
Bước 2: Chọn Tra cứu quá trình tham gia BHXH và điền các thông tin theo yêu cầu
Các mục thông tin có dấu * màu đỏ là các trường thông tin bắt buộc phải điền.
Sau khi điền xong thông tin, người dùng tích chọn Tôi không phải là người máy và ấn Lẫy mã OTP
Bước 3: Nhập mã OTP và ấn Tra cứu
Nếu dữ liệu đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động (số CMTND, ngày tháng năm sinh, số sổ, họ tên) chưa đầy đủ, chính xác thì có thể hệ thống sẽ không tìm thấy dữ liệu.
Nếu tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về thông tin Chức vụ, Đơn vị công tác, Mức đóng… để người lao động nắm được thông tin tham gia BHXH của mình.
Theo thông tin được đăng tải trên trang Facebook chính thức của Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương, nếu có thắc mắc về chế độ bảo hiểm thất nghiệp hoặc gặ khi làm hồ sơ hưởng bảo hiểm tại trung tâm này, người lao động có thể liên hệ đến các số điện thoại 1900.6128 (bấm thêm phím 1) hoặc 02203.848.16.
Người lao động có thể gọi điện trực tiếp cho các số điện thoại trên để được cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương giải đáp thắc mắc. Mỗi ngày bộ phận hỗ trợ Bảo hiểm thất nghiệp Hải Dương đều phải tiếp nhận và giải quyết rất nhiều cuộc gọi từ người dân nên rất dễ xảy ra tình trạng máy bận. Lúc này, người lao động có thể chờ đợi một vài phút rồi gọi lại để được hỗ trợ.
Ngoài ra, Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương còn công khai số điện thoại của các cán bộ tiếp nhận và trả kết quả trợ cấp thất nghiệp:
- Bà Nguyễn Thị Thu Hằng: 0914.922.858.
- Ông Trần Tiến Đạt:0338.332.584.
- Bà Đinh Thị Thu Quỳnh: 0382.160.906.
- Bà Nguyễn Thị Khánh Ly: 0949.240.295.
Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ thì phải nộp hồ sơ cho Trung tâm dịch vụ việc làm do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập.
Tại địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay chỉ có duy nhất 01 một địa chỉ tiếp nhận hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là Trung tâm dịch vụ việc làm Hải Dương.
Địa chỉ: Đường An Định (chân cầu vượt Đồng Niên), phường Việt Hòa, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Điện thoại: 1900.6128 (bấm thêm phím 1) hoặc 02203.848.16.
Website: http://gioithieuvieclam.vn/
Facebook: Trung tâm Dịch vụ việc làm Hải Dương | Facebook
Thời gian làm việc: Buổi sáng (7h30 - 11h30/8h00 - 12h00); buổi chiều (13h30 - 17h30); trừ Thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ, Tết.
Theo đó, người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Hải Dương thì có thể đến địa chỉ nêu trên để nộp hồ sơ hưởng chế độ.